Tỷ lệ người mắc trĩ ở Việt Nam rất lớn, nhất là người ít vận động, ăn ít chất xơ, uống ít nước, ít tập thể dục, uống bia rượu, ăn đồ ăn nhanh.
Vào những ngày nắng nóng, thói quen ăn uống và vận động của nhiều người thay đổi. Thay vì tự chuẩn bị bữa trưa hoặc ra ngoài ăn uống, dân văn phòng sẽ gọi đồ ăn nhanh qua các ứng dụng giao hàng.
Theo công bố của Q&Me, 83% người trong độ tuổi 18-40 ở các thành phố lớn, được hỏi có sử dụng dịch vụ giao hàng ăn uống. Con số này đã tăng 21% so với năm 2020. Tần suất đặt hàng cũng tăng từ 80% lên 85% sau một năm. Đây chính là lý do khiến tỉ lệ dân văn phòng bị bệnh trĩ ngày tăng cao, nhất là vào mùa hè.
4 cấp độ của trĩ nội, nên cảnh giác với những biểu hiện đầu tiên
Bệnh trĩ là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc bị chèn ép. Bệnh trĩ có thể do một số nguyên nhân tuy nhiên phần lớn lại chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh trĩ thường được chia thành 2 loại:
- Trĩ nội: Búi trĩ ở bên trong hậu môn - thường gặp ở dân văn phòng
- Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm dưới lớp da xung quanh hậu môn - thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ, y khoa phân bệnh trĩ thành 4 cấp độ, cụ thể như sau:
- Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn
- Trĩ độ 2: Lúc bình thường búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Khi đi cầu thì búi trĩ thập thò bên ngoài hoặc lòi ít ra ngoài. Đi cầu xong thì búi trĩ tự thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: Búi trĩ thường lòi ra ngoài, nhất là khi đi cầu, đi lại nhiều, ngồi xổm hoặc làm việc nặng. Phải nằm nghỉ hoặc dùng tay ấn thì búi trĩ mới tụt vào trong.
- Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn
3/4 người bị bệnh trĩ chia sẻ rằng họ có nhận thấy các biểu hiệu như ngứa, khó chịu, chảy máu, đau nhẹ đi cầu nhưng thường làm "lơ".
Tottri cầm máu nhanh, nhanh chóng xoa dịu cảm giác đau rát
GS.TS Nguyễn Đình Hối - chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tiêu hóa ở Việt Nam khuyên dân văn phòng nên đi khám chuyên khoa và soi hậu môn trực tràng khi thấy các biểu hiện như chảy máu, ngứa, rát ở hậu môn để đánh giá đúng trình trạng của bệnh. Với bệnh trĩ độ 1, người bệnh có thể dùng thuốc uống hoặc bôi tại chỗ ở nhà.
Tottri viên hoàn cứng là sản phẩm điều trị bệnh trĩ của Traphaco. Đây là một sản phẩm được chuyển giao từ bài thuốc "Bổ trung ích khí gia giảm" nổi tiếng của gia đình PGS Mai Tất Tố (trường Đại học Dược Hà Nội) với các thành phần hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên.
Động lực dược nhanh và mạnh của Tottri đã được chứng minh trong đề tài nghiên cứu dược lý trên thực nghiệm của PGS. TS Nguyễn Thùy Dương - Trường Đại học Dược Hà Nội cùng nhóm nghiên cứu. Nghiên cứu đánh giá này được thực hiện trong 28 ngày, có đối chứng các kết quả rất tốt về tác dụng cầm máu, giảm đau và co búi trĩ tương đương các thuốc tân dược.
Tottri viên hoàn cứng điều trị tận gốc và ngăn ngừa trĩ tái phát hiệu quả cả với trĩ nội độ 1,2,3 và trĩ ngoại. Chỉ sau 1- 3 ngày sử dụng Tottri, những triệu chứng đau rát, chảy máu, sa búi trĩ thuyên giảm rõ rệt. Người bệnh nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát.
" alt=""/>Đau là biểu hiện đầu tiên của trĩ nội, dân văn phòng đừng chủ quanDấu hiệu ung thư cổ tử cung
Giai đoạn đầu
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.
Giai đoạn nặng
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn nặng hơn bao gồm:
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.
- Dịch âm đạo chảy nước, có máu, có mùi hôi.
- Đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp.
Khi nào đến gặp bác sĩ
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh trong cổ tử cung phát triển những thay đổi (đột biến) trong DNA của chúng. DNA của tế bào chứa các chỉ dẫn cho tế bào biết phải làm gì.
Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên theo một tốc độ nhất định, cuối cùng sẽ chết vào một thời điểm nhất định. Các đột biến đưa ra các chỉ dẫn sai khiến các tế bào phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát, và chúng không chết. Các tế bào bất thường tích tụ tạo thành một khối u. Tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và có thể vỡ ra khỏi khối u để di căn đến những nơi khác trong cơ thể.
Không rõ nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, nhưng chắc chắn rằng HPV đóng một vai trò nào đó. HPV rất phổ biến, và hầu hết những người nhiễm virus này không bao giờ phát triển thành ung thư. Điều này có nghĩa là các yếu tố khác - chẳng hạn như môi trường hoặc lựa chọn lối sống của bạn - cũng xác định liệu bạn có phát triển ung thư cổ tử cung hay không.
Ung thư cổ tử cung xếp thứ 2 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú.
Các loại ung thư cổ tử cung
Loại ung thư cổ tử cung mà bạn mắc phải giúp xác định tiên lượng và cách điều trị. Các loại ung thư cổ tử cung chính là:
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu từ các tế bào mỏng, phẳng gọi là tế bào vảy. Hầu hết ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy.
- Ung thư biểu mô tuyến: Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu từ các tế bào tuyến hình cột nằm trong ống cổ tử cung.
Đôi khi, cả hai loại tế bào này đều có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Rất hiếm khi ung thư xảy ra ở các tế bào khác trong cổ tử cung.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung
Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Có nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình của bạn càng nhiều thì khả năng nhiễm HPV của bạn càng lớn.
- Quan hệ tình dục sớm: Quan hệ tình dục khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
- Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (STIs): Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác - chẳng hạn như chlamydia, lậu, giang mai và HIV / AIDS - làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Bạn có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do một tình trạng sức khỏe khác.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc có liên quan đến ung thư cổ tử cung tế bào vảy.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung, bạn có thể lưu ý một số điều sau:
Tiêm vaccine ngừa HPV
Tiêm phòng để ngăn ngừa nhiễm HPV có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV. Hãy hỏi bác sĩ của bạn liệu một loại vaccine ngừa HPV có phù hợp với bạn không.
Làm xét nghiệm Pap định kỳ
Xét nghiệm Pap có thể phát hiện các tình trạng tiền ung thư của cổ tử cung, do đó chúng có thể được theo dõi hoặc điều trị để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Hầu hết các tổ chức y tế đề nghị bắt đầu xét nghiệm Pap định kỳ ở tuổi 21 và lặp lại chúng sau mỗi vài năm.
Thực hành tình dục an toàn
Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục và hạn chế số lượng bạn tình mà bạn có.
Đừng hút thuốc
Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chiến lược giúp bạn bỏ thuốc lá.
" alt=""/>Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừaThử thách bắn dây thun vào tay đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận (Ảnh: Cắt từ video).
Theo cô, thử thách trong cuộc đời "đau hơn gấp trăm lần" so với việc bị bắn dây thun.
Dưới góc nhìn y khoa, bác sĩ đánh giá thử thách tưởng đơn giản này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
Nguy cơ tổn thương mạch máu
Trao đổi với phóng viên Dân trí,ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cảnh báo, việc sử dụng dây thun cao su để bắn vào cổ tay có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, đến các mạch máu và mô mềm.
"Tôi bị choáng khi xem video này. Cổ tay là khu vực nhạy cảm với rất nhiều dây thần kinh, gân và mạch máu nằm ngay dưới bề mặt da.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam (Ảnh: M.N).
Đặc biệt, động mạch quay nằm rất nông ngay dưới da cổ tay, chỉ cần một lực tác động mạnh là có thể gây ra chấn thương. Khi dây thun cao su bị kéo căng và bắn với lực mạnh, tác động trực tiếp lên vùng cổ tay có thể dẫn đến các chấn thương", BS Mạnh phân tích.
Theo chuyên gia này, người tham gia thử thách có thể đối mặt với các nguy cơ sức khỏe sau:
- Bầm tím và chảy máu dưới da: Lực va chạm mạnh từ dây thun cao su có thể gây bầm tím, chảy máu dưới da. Các mao mạch dễ bị vỡ khi chịu áp lực cao, dẫn đến xuất hiện các vết bầm tím hoặc mảng xuất huyết ngay lập tức.
BS Mạnh cho biết, trong trường hợp nhẹ, vùng cổ tay sẽ bị đỏ ửng lên, nhưng nếu lặp đi lặp lại, vùng tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tổn thương dây thần kinh và đau dây thần kinh kéo dài: Cổ tay là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng như: Dây thần kinh giữa (median nerve) và dây thần kinh trụ (ulnar nerve).
Nếu dây thun bắn trúng vị trí này, nó có thể gây đau tức thời hoặc thậm chí làm tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê, mất cảm giác hoặc yếu tay.
"Việc lặp lại hành động này có thể gây ra hội chứng đau mãn tính, khó điều trị", BS Mạnh chỉ rõ.
- Gây viêm, sưng nề: Tác động mạnh từ dây thun có thể gây viêm, sưng nề và ứ đọng máu trong các mô quanh vùng bị bắn. Viêm và sưng có thể kéo dài trong nhiều ngày, ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, hoạt động bình thường của tay, thậm chí làm giảm lưu thông máu, gây đau nhức kéo dài.
- Nguy cơ tắc mạch: BS Mạnh cảnh báo rằng, mặc dù tỷ lệ tắc mạch không cao, nhưng việc dây thun bắn liên tục vào cổ tay với lực mạnh có thể làm tổn thương động mạch quay, gây huyết khối và tắc mạch.
"Nếu tình trạng này xảy ra, nó có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, giảm lưu thông máu và cần can thiệp y tế ngay lập tức. Trong video, có thể thấy rõ phần cổ tay của người tham gia đã đỏ ửng lên, điều này cho thấy nguy cơ bị tổn thương mạch máu và tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng", BS Mạnh nhấn mạnh.
Ảnh hưởng tâm lý, tạo hệ lụy xã hội
Ngoài những rủi ro về mặt thể chất, hành động bắn dây thun vào cổ tay người khác còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý.
BS Mạnh cảnh báo rằng, việc tham gia vào các thử thách đau đớn này không chỉ gây căng thẳng, lo lắng mà còn làm giảm khả năng nhận thức về nguy cơ có thể gây ra, khiến người tham gia dễ bị cuốn vào các hành động liều lĩnh khác.
"Đối với nhiều người, cảm giác đau đớn hoặc thậm chí là chấn thương nhẹ có thể gây sợ hãi, lo âu. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần và có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài, đặc biệt là với những người có tâm lý nhạy cảm", BS Mạnh chia sẻ.
Cũng theo chuyên gia này, TikTok là nền tảng với phần lớn người dùng trẻ tuổi, hành động bắn dây thun có thể bị xem nhẹ, không ý thức được mức độ nguy hiểm. Tham gia thử thách theo trào lưu mà không có sự chuẩn bị hoặc kiến thức y tế có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.
"Việc tham gia và lan truyền các thử thách như bắn dây thun vào người khác có thể tạo tiền lệ xấu, khuyến khích các hành vi bạo lực nhẹ trong cộng đồng. Điều này đi ngược lại với các giá trị về tôn trọng và bảo vệ sức khỏe bản thân lẫn người khác", BS Mạnh nêu quan điểm.
Trước tình trạng các thử thách nguy hiểm lan truyền trên mạng xã hội ngày càng phổ biến, ThS.BS Đoàn Dư Mạnh khuyến cáo, mọi người cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, không tham gia hoặc cổ súy cho những hành động gây hại.
Những thử thách như bắn dây thun không chỉ gây ra đau đớn tức thời mà còn để lại nhiều hậu quả dài lâu cho sức khỏe.
"Người dân cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia vào các trào lưu mạng xã hội, đặc biệt là những hành động có thể gây chấn thương cho bản thân và người khác.
Đồng thời, mọi người cần tự trang bị kiến thức về sức khỏe, nhận biết các nguy cơ từ những hành động tưởng chừng như vô hại là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình", chuyên gia khuyến cáo
" alt=""/>Nữ "tổng tài" bắn dây thun vào cổ tay: Bác sĩ choáng vì độ liều lĩnh